Chi tiết tin tức

Tham quan và tìm hiểu làng nghề trống da truyền thống Thanh Văn

Thời gian đăng: 06-12-2017 14:14 | 431 lượt xemIn bản tin

(Baochinghean.vn) Trong chuyến công tác cùng đoàn cán bộ giám sát vệ sỹ INVICO đến các huyện miền tây xứ Nghệ, chúng tôi dừng chân tại dốc Rạng, trên đường Quốc lộ 46 đoạn thuộc xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương ghé tham quan một gia đình làm nghề trống lâu năm.
Ra tiếp đón và tiếp chuyện với chúng tôi, anh Phan Văn Ngũ cho biết rằng gia đình anh là đời thứ 5 làm nghề trống gia truyền, người dân trong vùng gọi anh là “Ngũ trống”. Quả thật nhìn cơ ngơi khá giả của anh chất đầy đủ các loại trống, trống con, trống trung, trống đại. Để làm ra được một cái trống cần nhiều cung đoạn, từ việc lựa chọn cưa sẽ gỗ đến việc xử lý từng loại da thuộc làm mặt trống.
Anh Ngũ cho biết, gỗ được xẻ từ thân cây mít lâu năm, còn da thuộc làm mặt trống thường là loại da bò già mua từ các cơ sở giết mổ, được cạo sạch, dùng nứa mét căng phơi ngoài nắng từ 15 đến 20 ngày đem vào bào sấy lại đến độ vừa đủ theo cách của gia truyền, làm đúng như vậy lớp da bò sẽ được dai hơn, không bị mục, mủn mốc. Quá trình căng mặt trống (còn gọi là bưng trống) phải là người thợ khéo léo, kinh nghiệm lâu năm thì mới làm ra được cái trống như ý, đảm bảo đẹp thẩm mỹ và đạt được yêu cầu về độ đanh và âm vang của trống. Đánh nhám, sơn kẻ hoa văn là khâu hoàn thiện cuối cùng, trống được trưng bày cho khách hàng lựa chọn, mỗi lần khách hàng đến mua trống anh Ngũ thường đưa ra tất cả các loại trống cùng khách hàng đánh thử và thưởng thức từng cung bậc âm vang, đó là niềm tự hào của gia tộc bao đời nay.  


Gỗ mít được cắt sẽ chuẩn bị đóng khung trống
 
Nẹp phơi da bò dưới trời nắng từ 15 đến 20 ngày


Bưng trống là giai đoạn tỉ mỹ và công phu


Cách mà khách hàng thường thử độ đanh của trống 


Anh Phan Văn Ngũ đang giới thiệu cho đoàn chúng tôi cũng xem như là khách hàng đủ các loại trống


Vợ chồng anh Ngũ chuẩn bị giao trống cho một khách hàng ở làng bên
 
Bình luận